Cũng từ giữa tháng 1/2022, công dân, tổ chức, doanh nghiệp và các cơ quan chức năng liên quan có thể truy cập Cổng thông tin nền tảng cửa khẩu số tỉnh Lạng Sơn tại địa chỉ cuakhauso.langson.gov.vn/management/ hoặc tải ứng dụng nền tảng cửa khẩu số từ CH Play và App Store. Thời gian sử dụng thí điểm nền tảng cửa khẩu số sẽ kéo dài đến hết tháng 6/2022.
Để việc triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số đạt được các mục tiêu đề ra, trên cơ sở tham mưu của Sở TT&TT, ngày 19/2, UBND tỉnh Lạng Sơn đã quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành chỉ đạo triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh gồm 19 thành viên, với Tổ trưởng là Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Lạng Sơn Dương Xuân Huyên. Tổ công tác có 2 Tổ phó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Đoàn Thu Hà và Giám đốc Sở TT&TT Lạng Sơn Nguyễn Khắc Lịch.
Tổ công tác là đầu mối giúp Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng triển khai thí điểm nền tảng cửa khẩu số tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh; chỉ đạo tổ chức công tác truyền thông, tuyên truyền đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đại lý hải quan sử dụng nền tảng cửa khẩu số.
Đồng thời, chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện, tối ưu các chức năng của nền tảng cửa khẩu số trong thời gian thí điểm, phát triển nền tảng cửa khẩu số theo hướng cửa khẩu số thông minh, triển khai hệ thống barie tự động tích hợp với nền tảng cửa khẩu số, tích hợp hệ thống cân điện tử với nền tảng cửa khẩu số; chỉ đạo việc kết nối liên thông nền tảng với các cơ sở dữ liệu: Dân cư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ; tích hợp hóa đơn điện tử...
![]() |
Việc triển khai nền tảng cửa khẩu số là nội dung quan trọng để cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. |
Ngày 18/2, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Hồ Tiến Thiệu đã chủ trì cuộc họp triển khai nền tảng cửa khẩu số. Kết luận cuộc họp này, ông Hồ Tiến Thiệu nhấn mạnh: Việc triển nền tảng cửa khẩu số là nội dung quan trọng để cụ thể hóa việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh theo Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết 49 ngày 28/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Việc triển khai thành công nền tảng cửa khẩu số sẽ giúp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu; giúp minh bạch hóa, hạn chế các tiêu cực trong hoạt động xuất nhập khẩu; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; góp phần hiện đại hóa cửa khẩu, thúc đẩy hội nhập quốc tế.
“Việc triển khai nền tảng cửa khẩu số là tất yếu, cần có cần sự quyết tâm vào cuộc của các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh, trước mắt là tại khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh”, ông Hồ Tiến Thiệu nhận định.
Để phát huy tối đa hiệu quả nền tảng cửa khẩu số, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã yêu cầu từ ngày 21/2 tất cả các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng, đại lý hải quan, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, doanh nghiệp bến bãi thống nhất sử dụng nền tảng cửa khẩu số, khai báo và xử lý thông tin trực tuyến khi thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Tân Thanh, bao gồm cả xe hàng đã vào bến bãi cửa khẩu. “Các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng tại cửa khẩu cần thực hiện nghiêm túc chủ trương này”, thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn tại cuộc họp ngày 18/2 về triển khai nền tảng cửa khẩu số nêu rõ.
Vân Anh
Mục tiêu của Kế hoạch triển khai thí điểm chuyển đổi số tổng thể và toàn diện cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh, là tự động hóa quy trình, giảm thời gian cho doanh nghiệp có phương tiện xuất nhập cảnh, hàng hóa xuất nhập khẩu.
" alt=""/>Doanh nghiệp qua cửa khẩu Hữu Nghị, Tân Thanh phải khai báo trên nền tảng số từ ngày 21/2Được triển khai sau khi có chỉ đạo của Bộ Thông tin & Truyền thông về việc thúc đẩy sử dụng thiết bị đầu cuối thông minh 4G/5G tiến tới mục tiêu phổ cập điện thoại di động thông minh vào năm 2025, giúp mọi người dân Việt Nam đều được tiếp cận các tiện ích số,chương trình bán SmartPhone giá rẻ này nằm trong nhóm những giải pháp chính mà Bộ Thông tin và Truyền thông đưa ra là: sản xuất điện thoại giá rẻ; ban hành quy chuẩn thiết bị đầu cuối tại thị trường phải tích hợp công nghệ 4G, 5G; thúc đẩy tiêu dùng data; cấp phép thử nghiệm thương mại 5G.
Ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho biết, để tạo nền tảng xã hội số, Viettel đã xây dựng một hạ tầng mạng viễn thông di động băng rộng 4G chất lượng tốt phủ tới 95% dân số Việt Nam. Bài toán còn lại là cần phổ cập SmartPhone tới mọi người và đưa đường truyền cáp quang siêu tốc độ đến 100% hộ gia đình. Theo đó song song với việc phối hợp với nhà sản xuất thiết bị đầu cuối để cung cấp SmartPhone giá rẻ, giúp mọi người dân đều có thể mua và sử dụng; Viettel còn tặng data, đổi SIM 4G miễn phí miễn phí và tăng cường cung cấp các gói cước data giá hợp lý.
![]() |
Phổ cập SmartPhone là một trong những mục tiêu lớn của Viettel Telecom |
Ngoài dòng điện thoại Vsmart Bee Lite, từ tháng 9/2020, Viettel phối hợp với Samsung phân phối độc quyền dòng máy Samsung Galaxy A01 Core (phiên bản 2GB RAM, 32 GB bộ nhớ trong) với giá ưu đãi chỉ 1.790.000đ cho các khách hàng đang sử dụng máy 3G (giá bán lẻ 2.290.000đ).
Đại diện Viettel cũng “bật mí” về các chương trình bán trả góp SmartPhone sẽ được sớm triển khai với các dòng máy có giá dưới 3 triệu đồng (hiện các chuỗi cung ứng điện thoại chỉ áp dụng hình thức mua trả góp với các dòng điện thoại giá cao).
Bên cạnh việc hợp tác với các hãng sản xuất thiết bị, Viettel cũng triển khai hàng loạt chương trình ưu đãi khác cho khách hàng như “tặng voucher giảm giá máy để nâng cấp lên 4G” (khách hàng soạn tin 4G gửi 191 để nhận mã giảm giá cùng các ưu đãi đặc biệt khác).
Điện thoại 4G “quốc dân” Vsmart Bee LiteTesla đã chính thức vượt mặt Mercedes-Benz với doanh số xe sang xếp thứ 3 tại Mỹ. Ảnh: NetCarShow.
Doanh số bán hàng của Tesla cũng tăng trưởng mạnh mẽ với việc tăng 76% so với cùng kỳ. Theo Auto Newsđưa tin, con số này trên Lexus là 33%, còn BMW là 36%.
Giám đốc điều hành của website Edmunds, Jessica Caldwell, chia sẻ với Auto News: “Có thể hơi sớm để nói rằng Tesla sẽ vượt mặt Mercedes-Benz hoàn toàn về mặt doanh số, nhưng hiện nay hãng xe Mỹ đã làm được điều này. Tuy nhiên với việc phải đối mặt với con khủng hoảng chip toàn cầu, có lẽ còn quá sớm để đưa ra bất kỳ nhận định nào vì các nhà sản xuất ôtô đang phải vật lộn với nhiều mức độ khó khăn khác nhau. Nhưng điều này vẫn cho thấy sức mạnh của Tesla".
Trước đó, cũng có một số ý kiến tranh cãi về việc Tesla thậm chí nên được coi là một thương hiệu xe sang, cùng phân khúc với BMW, Mercedes-Benz, Lexus và Audi.
"Tesla nhiều khả năng sẽ mất đi một số đặc trưng vốn có vì không thương hiệu nào có thể là chính mình mãi mãi, thay vào đó phải đáp ứng những nhu cầu ngày càng khắt khe của khách hàng. Tuy nhiên với việc mở rộng dải sản phẩm với mẫu xe Cybertruck sắp được ra mắt, Tesla sẽ cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về mặt doanh số, cũng như gây sức ép lên những hãng xe sang đình đám khác", Jessica Caldwell chia sẻ thêm.
Doanh số tại Trung Quốc tăng trưởng tốt
Tháng 10 vừa qua, hãng xe Mỹ đạt doanh số 13.303 chiếc Model Y và 422 chiếc Model 3 tại Trung Quốc, đưa tổng doanh thu nội địa là 13.725 chiếc.
Doanh số của Model 3 khá khiêm tốn với một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, trong khi đó, doanh số bán hàng của Model Y mang lại nhiều tín hiệu khả quan hơn khi đây là mẫu xe thuần điện bán chạy thứ hai tại thị trường "tỷ dân", chỉ kém Wuling Hongguang Mini EV với 47.834 chiếc được bàn giao đến tay khách hàng.
Cụ thể, Tesla Model Y đạt doanh số 13.303 chiếc. Con số này có phần khiêm tốn hơn so với tháng 9 khi hãng xe Mỹ đã bàn giao tới 33.033 chiếc cho các khách hàng tại Trung Quốc.
Tuy nhiên con số 13.725 chiếc không mô tả hết được sự tăng trưởng của Tesla khi hãng đã bán ra được thêm 40.666 chiếc, vốn được sản xuất tại Trung Quốc cho các khách hàng trên toàn thế giới, cao gần gấp ba lần số xe bán ra tại đây. Điều này mang đến tổng doanh thu của hãng xe Mỹ tại Trung Quốc là 54.391 chiếc, cao thứ hai chỉ sau tháng 9, khi Tesla sản xuất 56.006 chiếc xe để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
![]() |
Sau Mỹ, Tesla cũng đạt doanh số ấn tượng tại Trung Quốc với doanh thu nội địa là 13.725 chiếc, xuất khẩu là 40.666 chiếc. Ảnh: NetCarShow. |
Đối thủ của Tesla tại Trung Quốc là BYD có kết quả tốt hơn, với tổng doanh thu nội địa và xuất khẩu là 81.040 chiếc, bao gồm thuần điện và hybrid, trong đó 1.026 chiếc thuộc diện xuất khẩu, 80.014 chiếc còn lại được bàn giao đến tay các khách hàng nội địa.
Nếu chỉ tính riêng về phân khúc xe thuần điện, BYD vẫn vượt mặt Tesla về doanh số nội địa khi có đến 40.406 chiếc được bàn giao đến tay khách hàng, cao hơn nhiều so với con số 13.725 chiếc của Tesla.
Theo zingnews
Bạn hài lòng hay thất vọng với chiếc xe đầu tiên của mình? Hãy chia sẻ câu chuyện mua ô tô lần đầu tiên của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Tesla sử dụng trạm sạc theo tiêu chuẩn CCS tại châu Âu, phù hợp với các thương hiệu đến từ Đức và Ford.
" alt=""/>Tesla thành công lớn ở Mỹ và Trung Quốc trước nhiều sức ép